Chính trị

Nhân dân rất cần lãnh đạo khí phách và bản lĩnh

23/01/2016, 14:19

Đó là tâm huyết được Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng gửi gắm trong tham luận sáng 23/1.

Ong Dang Ngoc Tung
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng 

Xử lý chủ doanh nghiệp vi phạm bất luận thành phần nào

Tại Đảng hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 ngày 23/1, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng đã trình bày tham luận có chủ đề: “Công đoàn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Cùng với phản ảnh thực tiễn đời sống của công nhân lao động, ông Tùng cũng nêu ba nội dung để tổ chức công đoàn thực sự trở thành cơ sở xã hội vững chắc của Đảng.

Tỷ lệ nghèo còn dưới 4,5%

Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho biết, năm 2015, cả nước có 52,9 triệu người có việc làm. Tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp năm 2015 còn 44,3% (giảm 4,4% so với năm 2010). Có gần 2,7 triệu đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng (xấp xỉ 3% dân số); có 408 cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập, đã tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc hơn 41.450 đối tượng bảo trợ xã hội; tỷ lệ nghèo theo chuẩn Quốc gia còn dưới 4,5%... 

Thứ nhất, phải luôn giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng, tăng cường hơn nữa công tác xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, phải đưa ra khỏi Đảng những phần tử thoái hóa, cơ hội biến chất, xu nịnh, cần phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, để bảo đảm vai trò lãnh đạo cầm quyền và Đảng cần phải thực sự chăm lo xây dựng bền vững cơ sở giai cấp, cơ sở quần chúng và cơ sở tổ chức của Đảng. Đồng thời kết nạp những công nhân ưu tú, những người mang bản chất của giai cấp công nhân thật sự.

Thứ hai, theo ông Tùng, phải tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật lao động, Luật Công đoàn, bảo hộ lao động, các chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động và xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, bất luận đó là chủ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào, không vì thu hút đầu tư mà xem nhẹ quyền lợi của công nhân, lao động.

Thứ ba, các cấp ủy đảng, các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước cần thường xuyên tiếp xúc, làm việc, lắng nghe, đối thoại và giải quyết kịp thời những ý kiến kiến nghị của người lao động và tổ chức Công đoàn.

Cũng liên quan đến chế độ, chính sách với người lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền, cho rằng, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế trong giai đoạn tới, cần tiếp tục cải cách thể chể kinh tế, cải cách doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm có nhiều việc làm hơn cho người lao động; Đồng thời, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng, đặc biệt là các nhóm yếu thế trong việc chủ động vươn lên xóa đói giảm nghèo; tiếp tục rà soát, đánh giá các chính sách an sinh xã hội trên từng lĩnh vực để hoàn thiện, sửa đổi và bổ sung theo hướng tinh gọn, tích hợp chính sách, thu gọn đầu mối quản lý; hoàn thiện chương trình đào tạo nghề cho nông dân nông thôn; tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội...

Chủ tịch nước, Thủ tướng thể hiện dũng khí về Trường Sa

Chu tich nuoc ben hanh lang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bên hành lang Đại hội Đảng 12

Trước khi kết thúc bài tham luận, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam gửi gắm tâm huyết: “Cho phép tôi thay mặt 9 triệu đoàn viên và tổ chức Công đoàn Việt Nam xin cảm ơn Đảng cộng sản Việt Nam, cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo và luôn quan tâm đến hoạt động của tổ chức Công đoàn.

Cần tăng lãnh đạo nữ 

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển nguồn nhân lực nữ Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó nhấn mạnh: “Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo”.

Đặc biệt chúng tôi bày tỏ sự kính trọng và vô cùng biết ơn đồng chí Trương Tấn Sang – Chủ tịch Nước và đồng chí Nguyễn Tấn Dũng – Thủ tướng Chính phủ đã thể hiện dũng khí và bản lĩnh của người lãnh đạo.

Khi lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc từ thời cổ đại, ngay lập tức Chủ tịch Nước lên tiếng “Hoàng Sa, Trường Sa do tổ tiên Việt Nam là người đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền”; và phát biểu của Thủ tướng tại Philipines: “Việt Nam đã chịu quá nhiều đau thương mất mát từ các cuộc chiến tranh xâm lược. Chúng tôi luôn mong muốn và làm hết sức mình để có hòa bình, hữu nghị, để xây dựng, phát triển đất nước và chăm lo cải thiện đời sống nhân dân, nhưng hòa bình, hữu nghị phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Thu tuong chup anh voi dai bieu
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chụp ảnh với các đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc

"Những tuyên bố trên đã làm nức lòng hàng triệu đảng viên và nhân dân cả nước, là niềm tự hào dân tộc. Tổ quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta tuy nhỏ nhưng ý chí và quyết tâm giữ vững chủ quyền, độc lập toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc là không nhỏ, là không giới hạn. Đảng ta, nhân dân ta rất cần những nhà lãnh đạo đầy khí phách và bản lĩnh như vậy", ông Tùng bày tỏ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.