Theo các trung tâm đăng kiểm, khi áp dụng thủ tục đăng kiểm cho xe ô tô đang lưu hành đều được căn cứ trên giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm để phân loại xe, chu kỳ đăng kiểm định của phương tiện.
Quy định tại Thông tư 70/2015 của Bộ GTVT về kiểm định xe cơ giới, các xe kinh doanh vận tải có chu kỳ kiểm định ngắn hơn so với xe không kinh doanh; xe đã sử dụng được nhiều năm có chu kỳ đăng kiểm ngắn hơn so với xe mới. Chẳng hạn, hiệu lực của giấy chứng nhận đăng kiểm xe chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải (đã sản xuất đếm 7 năm) trong lần đăng kiểm đầu tiên là 30 tháng, sau đó là 18 tháng; còn xe kinh doanh vận tải có có hiệu lực 18 tháng, sau đó 6 tháng/lần.
Cũng theo các đăng kiểm viên, từ ký hiệu chữ cái trên biển số đăng ký của phương tiện có thể nhận diện xe đó thuộc đối tượng nào. Chẳng hạn, biển số xe ngoài ký hiệu các chữ số, có chữ cái LD là cấp cho xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của công ty nước ngoài trúng thầu.
Ký hiệu DA cấp cho xe của các ban quản lý dự án do nước ngoài đầu tư; Ký hiệu HC cấp cho xe ô tô phạm vi hoạt động hạn chế; TĐ cấp cho xe cơ giới sản xuất, lắp ráp trong nước, được triển khai thí điểm; Ký hiệu T cấp cho xe đăng ký tạm thời, xe bốn bánh loại nhỏ có biển D là xe tải VAN có 2 chỗ ngồi…
Theo đó, giấy chứng nhận và tem đăng kiểm xe biển số xe ô tô có ký hiệu HC khác với xe thông thường, ghi rõ loại xe trên không được phép tham gia giao thông công cộng, không phải đóng phí bảo trì đường bộ và chỉ được phép lưu thông trong phạm vi phạm chế; Xe VAN không được lắp ghế ngồi hàng phía sau; Biển số xe TĐ được áp dụng kiểm định theo quy định tại Thông tư 86/2014 của Bộ GTVT về điều kiện xe chở người bốn bánh có gắn động cơ và người điều khiển tham gia giao thông trong phạm vi hạn chế.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận