Quyết định xong, Kính cận gọi điện ngay cho đám chiến hữu tuyên bố: “Xe buýt học đường muôn năm. Cần phải nhân rộng mô hình này ra cả nước. Các bữa bia hơi buổi chiều từ giờ nhất thiết không thể thiếu mặt tôi. Thập niên đưa đón con đã chấm dứt”.
Ai ngờ, vừa thông báo cho vợ, Kính cận đã nghe một bài phản biện xây xẩm mặt mày.
Anh đã cố được gần 10 năm rồi, nay cố nốt đưa đón thằng cu 5 năm nữa thì có làm sao? Sao lại cho con đi xe buýt của trường? Anh có vừa đọc báo thấy 3 đứa rơi từ cửa sau xe xuống đường không? Nếu đấy là con anh thì sao? Nhà chỉ có 2 đứa, thằng anh thì đưa đón an toàn hết cấp 2, đến con em thì lại dở chứng cho đi xe của trường, anh phân biệt đối xử với nó thế mà được à? Mai anh không chở con đi học thì tôi chở.
Kính cận ấp úng: “Anh tưởng chuyện này mình đã bàn rồi. Mà thời buổi giờ khác xưa. Cũng nên để con tự lập. Chuyện mấy đứa rơi từ sau xe ở Đồng Nai là hy hữu, rất may các con không sao. Em lo thế thì lo cả đời”.
Tôi đồng ý là trước khi biết tin 3 đứa trẻ rơi ra từ xe chở học sinh nhé. Tôi không thể chịu nổi cảnh ý. Chấm dứt. Không có chuyện cho đi xe của trường gì hết. Vụ trường Gateway người ta mất con trên xe chở học sinh còn sờ sờ kia, mà trường đắt tiền đấy chứ trường con mình chưa ăn thua gì.
Kính cận tôi buồn thắt ruột gan. Ý vợ là trên hết. Từ mai lại đưa đón con. Bao giờ xe buýt học đường mới an toàn trong mắt các bà mẹ hả giời? Các cơ quan đoàn thể hãy tổ chức xe buýt học đường thật an toàn, thật tiện lợi cho chúng tôi nhờ. Việc này, không chỉ vì tương lai con em chúng ta mà còn vì tương lai các ông bố, vì hạnh phúc các gia đình nữa.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận