Đường thủy

Phê duyệt 3.900 tỷ đồng nâng cấp hai hành lang đường thủy ngay trong tháng 10

19/10/2023, 18:46

Bộ GTVT cho biết sẽ phê duyệt báo cáo khả thi dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam, vốn 3.900 tỉ vào tháng 10/2023.

Sẽ phê duyệt báo cáo khả thi dự án đường thủy phía nam vốn 3.900 tỉ - Ảnh 1.

Dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam sẽ cải tạo, nâng cấp hai hành lang vận tải Đông - Tây, Bắc - Nam, nhằm đảm bảo cho các phương tiện tải trọng lớn, nhất là phương tiện chở container lưu thông an toàn (Ảnh: minh họa).

Dự kiến triển khai trong 5 năm, bắt đầu từ 2023

Thông tin tại cuộc họp mới đây với Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ GTVT cho biết trong tháng 10/2023 sẽ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi (F/s) dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam để kịp tiến độ kế hoạch ký Hiệp định vay với WB vào tháng 12/2023.

Trước đó, Ban Quản lý dự án đường thủy đã trình F/s dự án. Theo đó, dự án Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam do Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Úc tài trợ.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.900 tỉ đồng, tương đương 163,34 triệu USD. Trong đó, dự kiến vốn vay của WB là 107 triệu USD, tương đương hơn 2.554 tỉ đồng; viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Úc dự kiến là 0,582 triện USD, tương đương 13,89 tỉ đồng; vốn đối ứng của Chính phủ hơn 1.331 tỉ đồng, tương đương 55,76 triệu USD.

Dự án sẽ triển khai thực hiện 5 năm kể từ thời điểm dự án được cấp có thẩm quyền bố trí vốn (từ năm 2023 đến hết năm 2027).

Mục tiêu đầu tư nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, giảm tắc nghẽn, tai nạn, giảm chi phí vận chuyển hàng hóa giao thông vận tải đường thủy thông qua việc cải tạo, nâng cấp hành lang vận tải Đông - Tây kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cải tạo hành lang vận tải Bắc - Nam kết nối khu vực Đông Nam bộ với cụm cảng Cái Mép - Thị Vải, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ.

Địa điểm xây dựng: các tỉnh Vĩnh Long (gồm huyện Trà Ôn, huyện Tam Bình, huyện Mang Thít), tỉnh Bến Tre (huyện Chợ Lách), tỉnh Tiền Giang (huyện Gò Công Tây), tỉnh Long An (huyện Châu Thành), tỉnh Đồng Nai (huyện Nhơn Trạch).

Về phạm vi, dự án triển khai tại hai hành lang đường thủy: Hành lang Đông - Tây có chiều dài khoảng 197km qua sông Hậu (TP Cần Thơ), sông Trà Ôn, sông Măng Thít, sông Cổ Chiên, kênh Chợ Lách, sông Tiền, rạch Kỳ Hôn, kênh Chợ Gạo, rạch Lá, sông Vàm Cỏ, kênh Nước Mặn, sông Cần Giuộc, sông Soài Rạp (ngã ba sông Soài Rạp, sông Nhà Bè và sông Lòng Tàu, TP.HCM).

Hành lang Bắc - Nam có chiều dài khoảng 82km qua các sông Đồng Nai (cảng Đồng Nai), sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Tắc Cua, sông Gò Gia, sông Thị Vải (cụm cảng Cái Mép Thị Vải).

Tăng tính kết nối đường thủy - cảng biển, phục vụ hàng xuất nhập khẩu

Theo Ban Quản lý dự án đường thủy, hành lang Bắc - Nam hiện khối lượng hàng hóa được gom, rút phục vụ khu bến cảng Cái Mép bằng đường thủy nội địa đạt hơn 80%. Bộ GTVT đang chỉ đạo Cục Hàng hải VN, Cục Đường thủy nội địa VN có các giải pháp tăng khối lượng hàng hóa bằng đường thủy nội địa đến các cảng biển.

Sẽ phê duyệt báo cáo khả thi dự án đường thủy phía nam vốn 3.900 tỉ - Ảnh 2.

Việc đầu tư hai hành lang đường thủy phía Nam sẽ phục vụ mục tiêu kết nối đường thủy - cảng biển, đáp ứng nhu cầu vận tải, logistics hàng xuất nhập khẩu (Ảnh: minh họa).

Việc đầu tư hai hành lang đường thủy phía Nam sẽ phục vụ mục tiêu này. Vì hành lang Bắc - Nam sẽ được cải tạo, nâng cấp cho tàu tự hành đến 5.000 tấn, tàu 4 lớp container, tạo điều kiện cho các phương tiện thủy nội địa, đặc biệt là phương tiện SB vào các cảng nằm sâu trong nội địa thông qua sông Đồng Tranh. Qua đó, nâng cao năng lực và tăng tính kết nối bằng đường thủy giữa các bến cảng tại Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh đến các cảng trên sông Sài Gòn, TP.HCM đến khu bến cảng Cái Mép, phục vụ công tác xuất nhập khẩu hàng hóa tại khu bến có lượng hàng container thông qua lớn nhất cả nước là Cái Mép.

Đồng thời phát huy hơn nữa lợi thế của cụm cảng Cái Mép - Thị Vải trong chuỗi logistics khu vực phía Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nói riêng và cả nước nói chung.

Về hành lang Đông - Tây, khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa gạo lớn nhất cả nước; khối lượng hàng hóa từ các sản phẩm nông nghiệp như thóc gạo, rau, quả, thủy sản cần vận chuyển liên vùng đến các cảng biển đầu mối phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất nhập là rất lớn.

Trong khi theo dự án, các tuyến luồng trên hành lang Đông - Tây sẽ được nâng cấp đạt cấp II kỹ thuật đường thủy nội địa, đảm bảo cho các tàu tự hành đến 600 tấn, tàu container 3 lớp lưu thông 24/24h, tàu tự hành đến 1.500 tấn lợi dụng thủy triều để hành thủy. Vì thế tiếp tục nâng cao thị phần vận tải thông qua đường thủy nội địa, từng bước nâng tỷ trọng vận tải hàng hóa container, giảm chi phí vận chuyển.

"Việc cải tạo nâng cấp hai hành lang này sẽ làm giảm giá thành vận tải, thúc đẩy phát triển logistics, xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển tăng trưởng xanh tại khu vực", Ban Quản lý dự án đường thủy nhấn mạnh.

Dự án triển khai trên hướng tuyến hành lang Đông - Tây đi từ TP.HCM đến Cần Thơ và hướng tuyến hành lang Bắc - Nam đi từ cảng Đồng Nai đến cụm cảng Cái Mép - Thị Vải.

Hành lang Đông - Tây: Cải tạo, nâng cấp đạt cấp II kỹ thuật đường thủy nội địa cho tàu tự hành đến 600 tấn, tàu 3 lớp container thường lưu thông 24/24h, tàu tự hành đến 1.500 tấn lợi dụng thủy triều ở mực nước cao để lưu thông.

Hành lang Bắc - Nam: Cải tạo tuyến luồng cho tàu tự hành đến 5.000 tấn, tàu 4 lớp container lưu thông thuận lợi, an toàn.

Sẽ phân cấp mạnh cho địa phương quản lý cảng, bến thủy nội địaSẽ phân cấp mạnh cho địa phương quản lý cảng, bến thủy nội địa

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về phân cấp quản lý Nhà nước chuyên ngành về giao thông vận tải đường thủy nội địa tại cảng, bến thủy nội địa, khu neo đậu.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.