Đây là một trong những việc người còn sống thể hiện hiếu đạo, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.
Đi tảo mộ ngày nào?
Thăm viếng phần mộ tổ tiên (tảo mộ) là nét đặc trưng của văn hóa cổ truyền, tục lệ trong “đạo thờ ông bà” đã trở thành truyền thống của dân tộc.
Tảo mộ là truyền thống tốt đẹp của người Việt. Ảnh minh hoạ
Theo truyền thống, lễ tảo mộ thường được các gia đình tổ chức vào những ngày cuối cùng của tháng Chạp hằng năm, trước khi làm cơm cúng Tất niên.
Các gia đình thực hiện nghi thức tảo mộ từ sau khi cúng tiễn ông Công ông Táo đến chiều 30 Tết hoặc 29 Tết (với tháng thiếu như năm nay).
Những gia đình đi xa thường tảo mộ sớm nhưng với với những gia đình tại các vùng quê, ở gần phần mộ tổ tiên thì thực hiện truyền thống này phổ biết nhất là vào ngày cuối cùng trong năm, trước bữa cơm tất niên.
Tại những dòng tộc lớn còn có quy định cụ thể về ngày tảo mộ. Ngày này còn được ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng họ để con cháu ở các thế hệ nối tiếp thực hiện.
Đây cũng được coi là một hình thức gắn kết các thành viên, gia đình trong dòng tộc lại với nhau và để người đi xa hướng về quên quán, cội nguồn.
Tảo mộ cần làm những gì?
Trong quan niệm của người Việt, hết năm cũ, đón năm mới, mọi thứ đều phải được sửa sang cho mới mẻ kể cả với những người đã khuất.
Do đó, ngày tảo mộ không chỉ sửa sang lại phần mộ cho gọn gàng, sạch đẹp mà còn là dịp giãi bày với ông bà, tổ tiên những chuyện đã xảy ra trong một năm với gia đình, dòng họ.
Dịp này, con cháu mời ông bà tổ tiên về ăn Tết với gia đình. Do đó, nhiều nơi còn có tục rước ông bà về vào trưa 30 Tết; Sau đó đưa tiễn ông bà đi vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4 Tết.
Do đó, khi tảo mộ cần mang theo một số dụng cụ như quốc, xẻng để sửa sang các ngôi mộ; Hoặc đắp thêm cho ngôi mộ đầy đặn và kiểm tra xem mộ có bị mối xông hay bị đục khoét hay không hoặc mộ có bị ngấm nước hay không. Nếu có cần xử lý ngay, tránh ảnh hưởng tới phong thủy âm trạch.
Sửa sang phần mộ xong, các gia đình sẽ làm lễ khấn vái thần linh, tổ tiên ông bà đã khuất, mời ông bà tổ tiên về đón Tết cùng con cháu.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận