Y tế

Rau khúc chữa ho, viêm phế quản

13/10/2019, 19:16

Theo Y học cổ truyền, rau khúc có tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn.

img

Rau khúc (ảnh trên) tên khoa học là Gnaphalium indicum, thuộc họ cúc, có tên gọi khác là Phật nhĩ thảo. Đây là loại cây mọc hoang khắp nơi ở những ruộng khô, trong đó lá khúc nếp dùng làm bánh khúc, lá khúc tẻ dùng làm thuốc.

Theo Y học cổ truyền, rau khúc có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, không độc đi vào kinh phế. Tác dụng hóa đàm, trừ phong hàn. Vị thuốc rau khúc được sử dụng trong điều trị cảm lạnh phát sốt, ho nhiều đờm, suyễn thở, đau gân cốt, bạch đới, ung thũng.

Rau khúc được các thầy thuốc đông y sử dụng như sau:

Chữa ho nhiều đờm: Dùng rau khúc khô 15 - 20g, đường phèn 15 - 20g. Tất cả đem sắc lấy nước uống trong ngày.

Chữa cảm lạnh phát sốt: Dùng toàn cây rau khúc khô 15 - 20g, sắc nước uống trong ngày.

Chữa viêm họng, hen suyễn nghẹt đờm: Rau khúc khô 30g đem sắc uống hoặc thêm gừng, hành mỗi vị 10g cùng sắc uống.

Chữa viêm phế quản, suyễn thở do lạnh: Dùng rau khúc khô 15g, hoàng giới tử 15g, tề ni căn 30g, thiên trúc tử 12g, tiền hồ 9g, vân vụ thảo 9g. Tất cả đem sắc nước uống trong ngày và sử dụng liên tục trong 5 ngày.

Chữa tăng huyết áp: Rau khúc 30g, lá dâu 20g. Đem nấu canh ăn hàng ngày.

Chữa gân cốt sưng đau, chân gối sưng thũng: Dùng toàn cây rau khúc 30 - 60g. Tất cả đem sắc nước uống trong ngày.

Chữa thống phong (gút): Sử dụng lá và cành non cây rau khúc giã nát đắp vào những chỗ sưng đau.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.