Thảo quả |
Cây thuộc loại thảo, sống lâu năm, cao chừng 2,5 - 3m, mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi như Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc. Người dân thường lựa quả chưa chín, hái về phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô (thường 3 - 4 ngày). Quả khô sẽ ngả màu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thường phủ 1 lớp phấn trắng. Khi nào dùng mới bóc vỏ ngoài lấy hạt, nếu bóc ngay sẽ mất mùi thơm.
Theo Đông y, thảo quả có vị cay, tính ấm, có tác dụng ôn trung hóa, tiêu thực và giải độc.
Đau thượng vị dạ dày hoặc đầy bụng không tiêu: Thảo quả (nướng) 6g, thương truật, hậu phác, trần bì, sinh khương, mỗi vị 10g; cam thảo 4g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang trong 3 - 5 ngày. Bài thuốc này chữa hảo quả lùi chín 6g, thương truật 12g, hậu phác 12g, trần bì 12g, sinh khương 12g, đại táo 3 quả, cam thảo 4g. Sắc uống.
Trị sốt rét: thảo quả nhân 2g, tán bột, bọc trong miếng gạc, trước khi lên cơn, nhét vào 1 bên lỗ mũi.
Trị tiêu hóa rối loạn do ăn uống, không tiêu, tích thực, gây vùng thượng vị đầy đau: thảo quả (nướng) 6g, thương truật, hậu phác, trần bì, sinh khương đều 10g, cam thảo 4g, đại táo 3 quả, sắc uống.
Trị miệng hôi: Thảo quả giã dập, ngậm nuốt dần.
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận