Nhấn mạnh ý nghĩa khi tham gia Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc vĩ đại, danh nhân văn hoá thế giới từng nói trong bài “Tinh thần yêu nước và tinh thần quốc tế” năm 1953 và nay lời răn dạy này được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trích dẫn lại làm lời mở đầu cho bài phát biểu tại Hội nghị Tổng kết hai năm Việt Nam đảm nhiệm cương vị Uỷ viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Trong bài phát biểu, Thủ tướng nhấn mạnh, việc tham gia HĐBA LHQ là mục tiêu phấn đấu của nhiều nước trên thế giới vì đây là cơ quan quan trọng hàng đầu trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, cơ quan duy nhất có quyền hạn đặc biệt, đưa ra quyết định có tính chất ràng buộc pháp lý với 193 quốc gia trên thế giới tham gia.
Thủ tướng nêu những bài học lớn qua những thành tựu của Ngoại giao Việt Nam - Ảnh- VGP/Nhật Bắc
Đồng thời, việc tham gia cơ quan này thể hiện uy tín của một đất nước trên trường quốc tế.
Đây là cơ hội lớn để đẩy mạnh nâng tầm tham gia của nước ta tại các diễn đàn đa phương, duy trì môi trường hoà bình, tạo thuận lợi cho công cuộc đổi mới, cơ hội để nắm bắt thông tin, xu thế, ngăn chặn từ sớm, từ xa nguy cơ an ninh với Tổ quốc, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, … phục vụ phát triển bền vững của đất nước, cơ hội để thể hiện bản lĩnh chính trị của VN và thể hiện hình ảnh của VN mới chuyển mình mạnh mẽ từ một nước nhiều năm phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trở thành một đối tác sẵn sàng tham gia tích cực, có trách nhiệm để giải quyết các vấn đề toàn cầu, đảm bảo an ninh hoà bình.
Việc VN lần thứ 2 đảm nhiệm vị trí quan trọng chỉ hơn 10 năm sau khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên với số phiếu gần như tuyệt đối (192/193) thể hiện vị thế, uy tín của quốc tế với chính sách đối ngoại của đất nước và kết quả hoạt động của các cơ quan đối ngoại nhất là Bộ Ngoại giao Việt Nam.
Điểm lại các kết quả đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ nhất trí và đánh giá cao những gì các cơ quan đối ngoại, ngoại giao đã làm được khi Việt Nam đảm nhiệm vai trò Uỷ viên Không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ).
Nghiên cứu tiếp tục tái ứng cử Uỷ viên Không thường trực HĐBA LHQ
Nhân sự kiện này, Thủ tướng đưa ra một số chỉ đạo, gợi mở cho công tác đối ngoại, hoạt động ngoại giao thời gian tới.
Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh, cần phải tiếp tục đóng vai trò nòng cốt dẫn dắt hoà giải tham gia định hình luật chơi tại các diễn đàn đa phương, phù hợp với điều kiện cho phép thông qua việc đăng cai các hội nghị quốc tế lớn, ứng cử và đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại các tổ chức quốc tế, chủ động đề xuất các sáng kiến, tích cực nâng cao vị thế, giá trị VN…trong quan hệ với các nước.
Hoan nghênh Bộ Ngoại giao tích cực chuẩn bị để sớm trình kế hoạch tham gia vào các tổ chức đa phương cấp cao tới năm 2030.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với đại diện cán bộ, chiến sĩ Việt Nam tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đồng chí cần chủ trì, phối hợp với các bộ ngành liên quan, nghiên cứu đề xuất khả năng tái ứng cử làm Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ đại diện cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong 10-15 năm tới, ứng cử đăng cai các diễn đàn quan trọng trong khuôn khổ cơ chế đa phương nhất là LHQ, APEC, ASEAN… các cơ chế tiểu vùng Mekong và đưa ra sáng kiến các diễn đàn đa phương khác.
Tiếp đó, Thủ tướng chỉ đạo triển khai đồng bộ các hoạt động đối ngoại an ninh, kinh tế, chính trị, quốc phòng, môi trường, giáo dục…nhất là kiên định mục tiêu phát triển bền vững, giải quyết các vấn đề toàn cầu như an ninh phi truyền thống, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống dịch bệnh, an ninh biển
Tiếp tục nỗ lực phát huy vai trò, đóng góp lồng ghép, phát huy những ưu điểm, sáng kiến của VN tại các diễn đàn đa phương, tăng cường sự tham gia, đóng góp tích cực VN trong quản trị toàn cầu và khu vực.
Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An tiếp tục hợp tác chặt chẽ, triển khai lực lượng vũ trang gồm cả quân đội, cảnh sát tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ, thể hiện thực chất là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung (ngồi đầu, hàng thứ 2) dẫn đầu vui mừng sau khi kết quả bỏ phiếu cho thấy Việt Nam được bầu chọn là ủy viên không thường trực HĐBA LHQ
Ba là tận dụng hiệu quả vị thế uy tín đất nước đã có, tiếp tục thúc đẩy, làm sâu sắc quan hệ đa phương, tận dụng tối đa cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư khoa học kỹ thuật, kinh tế với các nước… nhất là trong bối cảnh phòng chống dịch Covid-19 và nhìn xa hơn trong giai đoạn ổn định ngay sau đại dịch.
Thủ tướng nhấn mạnh, khi triển khai hoạt động đối ngoại, công tác ngoại giao cần triển khai trên cơ sở chân thành, tình cảm, bình đẳng, tin cậy, tôn trọng, lắng nghe, hợp tác hiệu quả và cùng phát triển, tạo cơ sở tranh thủ nguồn lực để thực hiện khát vọng phát triển bền vững đất nước, trước mắt ưu tiên triển khai vấn đề vaccine, thuốc điều trị và trong tương lai là ngoại giao môi trường, ngoại giao số…
Bốn là tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đối ngoại đa phương, tiếp tục xây dựng đa ngành, đa lĩnh vực, quán triệt sâu sắc chủ trương Đại hội XIII và Chỉ thị 25 về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, chủ động xây dựng kế hoạch để tăng cường sự tham gia của từng Bộ, từng ngành vào các cơ chế đa phương, hệ thống các cơ quan đối ngoại, các cơ chế phối hợp, cần tiếp tục rà soát kiện toàn, nâng cao hơn nữa về việc phối hợp xử lý nhiệm vụ chung đối ngoại, trong hội nhập quốc tế.
Năm là chú trọng công tác cán bộ với tinh thần cán bộ là cái gốc, then chốt của mọi công việc, phải có phương án tăng cường cải thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhất là nhân lực lao động đẳng cấp quốc tế, đặc biệt là chuẩn bi đội ngũ cán bộ, sẵn sàng tham gia vào các công việc quốc tế.
Sáu là phải kiên trì, kiên định, kiên quyết, kiên nhẫn, giữ vững bản lĩnh về những vấn đề mang tính chất nguyên tắc, nhất là vấn đề về lợi ích quốc gia dân tộc cùng với sự phát triển của khu vực và thế giới, đảm bảo mục tiêu vì hoà bình, độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá.
Trong giai đoạn phát triển mới, tôi mong và tin tưởng công tác đối ngoại sẽ đóng vai trò tiên phong trong việc giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển, góp phần quan trọng vào việc bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện mục tiêu về sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh , tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, tất cả vì sự phát triển hùng cường thịnh vượng của đất nước trong bối cảnh mới.
Từng cán bộ trong công tác đối ngoại, ngoại giao sẽ phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp tục xây dựng trường phái đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc dân tộc, bản sắc văn hoá VN, bản sắc “cây tre Việt Nam”, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp bảo vệ đất nước, bảo vệ Tổ quốc - Thủ tướng kết luận.
Việt Nam đã kết thúc nhiệm kỳ 2 năm làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) từ ngày 31/12/2021.
Đảm nhận vị trí thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, tình hình chính trị - an ninh, kinh tế - xã hội thế giới diễn biến phức tạp và khó lường, đặc biệt là tác động tiêu cực, đa chiều của đại dịch Covid-19. Cùng lúc, căng thẳng, xung đột, bất ổn tiếp diễn gay gắt ở tất cả các khu vực; quan hệ giữa các nước lớn xuất hiện nhiều sự cạnh tranh trong đó nổi bật là Mỹ - Nga, Mỹ - Trung Quốc...
Song trong 730 ngày, Việt Nam đã chủ trì xây dựng 2 Nghị quyết, 3 Tuyên bố Chủ tịch; đề xướng 9 phiên thảo luận mở và họp kín của Hội đồng Bảo an LHQ; đồng tác giả của 5 Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết về vaccine COVID-19 (tháng 2/2021) và đưa ra 8 sáng kiến khác nhau…
Bình luận bài viết (0)
Gửi bình luận