Xã hội

Covid-19 ngày 16/3: Cả nước thêm 180.558 F0, tăng 5.084 ca so với hôm qua

16/03/2022, 18:00

Tin tức dịch Covid-19 ngày 16/3 mới nhất: Hôm nay, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 180.558 ca nhiễm mới và 62 ca tử vong.

Tin tức Covid-19 mới nhất hôm nay

Tính từ 16h ngày 15/3 đến 16h ngày 16/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 180.558 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 180.552 ca ghi nhận trong nước (tăng 5.084 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 121.201 ca trong cộng đồng).

img

Liên tục cập nhật thông tin diễn biến dịch Covid-19 trong ngày 16/3.

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (26.220), Nghệ An (10.797), Vĩnh Phúc (8.875), Phú Thọ (8.335), Bắc Ninh (5.751), Bình Dương (5.285), Hải Dương (4.972), Lạng Sơn (4.941), Thái Nguyên (4.933), Lào Cai (4.810), Hưng Yên (4.533), Sơn La (4.504), Đắk Lắk (4.472), Tuyên Quang (4.297), Hòa Bình (3.984), Cà Mau (3.881), Quảng Bình (3.656), Điện Biên (3.608), Bình Định (3.115), Thái Bình (3.023), Quảng Ninh (2.999), Bắc Giang (2.978), Yên Bái (2.897), Bến Tre (2.686), Cao Bằng (2.658), Nam Định (2.599), Lâm Đồng (2.598), Lai Châu (2.572), Bình Phước (2.436), Ninh Bình (2.331), Hà Nam (2.241), Quảng Trị (2.160), Hà Giang (2.152), Gia Lai (2.078), TP. Hồ Chí Minh (2.052), Vĩnh Long (1.770), Bắc Kạn (1.702), Tây Ninh (1.586), Đắk Nông (1.465), Khánh Hòa (1.380), Đà Nẵng (1.297), Trà Vinh (1.186), Thanh Hóa (1.071), Quảng Ngãi (1.048), Phú Yên (1.005), Kon Tum (974), Bà Rịa - Vũng Tàu (918), Hà Tĩnh (886), Bình Thuận (800), Quảng Nam (346), Đồng Nai (303), Thừa Thiên Huế (257), Bạc Liêu (251), Long An (240), An Giang (146), Cần Thơ (130), Sóc Trăng (93), Kiên Giang (73), Đồng Tháp (62), Ninh Thuận (60), Hậu Giang (56), Tiền Giang (18).

Ngày 16/3/2022, Sở Y tế Nghệ An đăng ký bổ sung 56.827 ca, Sở Y tế Thanh Hóa đăng ký 30.155 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hải Phòng (-2.032), Hà Giang (-1.873), Hòa Bình (-862).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Phúc (+5.882), Bình Dương (+1.991), Bến Tre (+1.614).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 168.954 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.820.458 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 69.015 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.812.818 ca, trong đó có 3.547.488 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (891.145), TP. Hồ Chí Minh (575.229), Bình Dương (349.319), Bắc Ninh (242.371), Nghệ An (297.937).

Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 167.163 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 3.547.488 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.210 ca.

Số bệnh nhân tử vong:

Từ 17h30 ngày 15/3 đến 17h30 ngày 16/3 ghi nhận 62 ca tử vong tại: Đồng Nai (5), Hà Nội (5), Nghệ An (4), Bạc Liêu (3), Đà Nẵng (3), Gia Lai (3), Kiên Giang (3), Quảng Ninh (3), TP. Hồ Chí Minh (3), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bắc Giang (2), Bình Dương (2), Cần Thơ (2), Điện Biên (2), Hậu Giang (2), Quảng Bình (2), Thái Nguyên (2), Vĩnh Long (2), An Giang (1), Bắc Kạn (1), Bình Định (1), Cà Mau (1), Đắk Lắk (1), Hải Phòng (1), Lâm Đồng (1), Lào Cai (1), Ninh Bình (1), Phú Yên (1), Tây Ninh (1), Thái Bình (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 74 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.607 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.222.843 mẫu tương đương 81.949.741 lượt người, tăng 243.847 mẫu so với ngày trước đó.

Trong ngày 15/3 có 213.625 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 200.729.854 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.676.893 liều: Mũi 1 là 70.923.138 liều; Mũi 2 là 67.842.586 liều; Mũi 3 là 1.493.307 liều; Mũi bổ sung là 14.581.172 liều; Mũi nhắc lại là 28.836.690 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.052.961 liều: Mũi 1 là 8.751.020 liều; Mũi 2 là 8.301.941 liều.

3 loại thuốc F0 điều trị tại nhà không được tự ý dùng

Trong Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế đưa ra 3 loại thuốc mà F0 điều trị tại nhà không tự ý dùng khi chưa có chỉ định, kê đơn gồm: thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm.

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế chỉ rõ thuốc điều trị tại nhà gồm có:

img

3 loại thuốc mà F0 điều trị tại nhà không tự ý dùng khi chưa có chỉ định, kê đơn gồm: thuốc kháng virus, thuốc kháng sinh và thuốc kháng viêm.

- Thuốc hạ sốt: paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho trẻ em (tùy theo cân nặng và độ tuổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.

- Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.

- Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): Thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin..., số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trọng khi sử dụng thuốc.

- Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày.

- Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 01- 02 tuần).

Cả nước có 4.269 bệnh nhân nặng đang điều trị

Ở đợt dịch thứ 4, đến nay cả nước ghi nhận 6.545.284 ca nhiễm, hiện có 4.269 bệnh nhân nặng đang điều trị.

Theo thống kê của Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.552.918 ca mắc Covid-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 66.309 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.545.284 ca, trong đó có 3.380.325 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (864.925), TP. Hồ Chí Minh (573.177), Bình Dương (344.034), Bắc Ninh (236.620), Nghệ An (237.313).

Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.383.142 ca.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 166.671 ca/ngày.

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.269 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.358 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 455 ca; Thở máy không xâm lấn: 116 ca; Thở máy xâm lấn: 335 ca; ECMO: 5 ca.

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 81 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.477 ca, chiếm tỷ lệ 0,7% so với tổng số ca nhiễm.

TP.HCM: Xử lý nghiêm những trường hợp tăng giá bán test nhanh

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở ngành, quận huyện yêu cầu đảm bảo cung cấp trang thiết bị y tế, test nhanh phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Sở Y tế có nhiệm vụ giao cho các bệnh viện, trạm y tế, nhà thuốc, đại lý bán lẻ thực hiện niêm yết giá xét nghiệm; đảm bảo chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông đăng tải giá trúng thầu bộ xét nghiệm COVID-19 tại địa phương.

Danh sách các trang thiết bị y tế đã bị thu hồi số lưu hành, giấy phép nhập khẩu được công khai trên Cổng thông tin điện tử TP và các cơ quan truyền thông.

UBND TP.HCM giao cho Thanh tra Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Tài chính, Công an TP, Cục Quản lý thị trường và các quận huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo quy định của Bộ Y tế.

Những cơ quan này đồng thời kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; ngăn chặn các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm trang thiết bị y tế, nhất là test nhanh để đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

UBND TP cũng giao Sở Công thương xem xét tháo gỡ khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất kit xét nghiệm nhanh COVID-19.

Các đơn vị sản xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế phòng, chống dịch COVID-19 và đảm bảo bình ổn giá trang thiết bị.

Nếu thiếu vắc xin, Bộ trưởng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm

Văn phòng Chính phủ đã ban hành công văn số 1601/VPCP-KGVX ngày 15-3 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về "Kế hoạch sử dụng vắc xin COVID-19 năm 2022".

Cụ thể, xét kiến nghị của Bộ Y tế về việc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt "Kế hoạch sử dụng vắc xin COVID-19 năm 2022", Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo thần tốc hơn nữa việc tiêm chủng vắc xin COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và dứt khoát không để chậm trễ việc mua, tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 64/CĐ-TTg ngày 19-1-2022 và các văn bản có liên quan.

Bộ Y tế theo dõi sát tình hình, khuyến nghị, kinh nghiệm quốc tế việc tiêm mũi 4 như Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tại nhiều phiên họp, sự kiện để sớm chủ động xử lý, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các vấn đề vượt thẩm quyền. Nếu thiếu vắc xin để xảy ra hậu quả, bộ trưởng Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.